Bạn vừa mới sở hữu một chú chó cảnh cực đáng yêu và bạn liền nghĩ đến việc huấn luyện chó ngay. Việc này thực sự sẽ đơn giản đối với những người có kinh nghiệm. Còn đối với những ai chưa biết gì thì việc huấn luyện sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà bạn phải tìm hiểu thật kỹ về tính cách, tập tính cũng như cơ địa của chúng để có phương pháp cũng như bài tập hợp lý.
Việc huấn luyện chó cơ bản tại nhà có nghĩa là bạn sẽ tự dạy chó bằng các phương pháp dạy chó mà bạn biết được. Có thể là những bài tập đơn giản bằng cách sử dụng khẩu lệnh như “đứng” “nằm” “ngồi”… Các bài dạy chó tại nhà nâng cao hơn như huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ, khiển chó bằng hiệu lệnh, dạy chúng biết bảo vệ tài sản, trông nom trẻ em…
Nếu như bạn không có thời gian cũng như không thể huấn luyện được chú chó của mình. Hãy mang chó đến với trung tâm huấn luyện chó chuyên nghiệp Trung Đức. Tại đây chú chó sẽ được học tập với giáo trình chuẩn, có huấn luyện viên dày dặn kinh nghiệm và am hiểu chó. Sau 1 thời gian học tập đảm bảo chú chó sẽ trở nên biết nghe lời
Nội dung chính:
- 1 Huấn luyện chó với các bài tập cơ bản ngay tại nhà
- 2 Những yêu cầu khi huấn luyện chó cơ bản tại nhà
- 3 Sử dụng mệnh lệnh khi huấn luyện chó cơ bản tại nhà
- 4 Tập luyện khoa học, đúng cách
Huấn luyện chó với các bài tập cơ bản ngay tại nhà
Huấn luyện chó tại nhà: ngồi, nằm, bò cực dễ
Hướng dẫn dạy chó ngồi
Bạn để nó đứng bên cạnh bạn, tay phải cầm đai đeo cổ kéo lên đồng thời tay trái ấn mõm nó xuống và ra lệnh “ngồi”. Khi nó ngồi thì bạn lập tức khen thưởng và lấy thức ăn cho nó. Hoặc bạn có thể dùng thức ăn để huấn luyện.
Để chó đứng phía trước, tay trái của bạn nắm dây xích kéo chó ngẩng lên. Tay phải cầm miếng thịt giữ nó kết hợp ra lệnh “ngồi”. Khi nó ngẩng lên đòi ăn thịt sẽ ngồi xuống. Cứ làm như vậy nhiều lần chó của bạn sẽ quen dần. Đây cũng chính là một cách huấn luyện chó tại nhà cơ bản mà bạn cần biết.
Hướng dẫn dạy chó nằm
Hãy dắt chó ra sân chơi và để chó ngồi xuống bên trái. Sau đó bạn quỳ xuống bên nó, tay trái nắm dây đai cổ, tay phải cầm miếng thịt hạ thấp xuống đặt trước mặt chó và ra lệnh “nằm”. Bạn nên làm vài lần khi nó đã hiểu khẩu lệnh “nằm” thì coi như bạn đã thành công.
Hướng dẫn dạy chó bò
Cho cún con nằm ở chỗ có bãi cỏ. Tay trái để trên vai chó, tay phải cầm đai cổ kéo nhẹ và ra lệnh “bò”. Nếu nó bò thì cho phần thưởng ngay lập tức. Hoặc bạn có thể dùng miếng thịt hoặc thức ăn mà nó thích. Sau đó để cách xa và ra lệnh “bò”. Chúng sẽ bò đến chỗ có thức ăn.
Dạy chó bắt đồ cực chuẩn và chính xác
Bạn có thể bắt đầu bằng việc thử ném các thức ăn thái nhỏ, thức ăn hạt khi chúng đang cảm thấy đói. Chúng sẽ nhảy lên và đớp lấy thức ăn. Bài học dạy chó bắt đồ cũng tương tự như vậy, các bước cụ thể như sau:
- Tạo khoảng cách ngắn: bằng một quả bóng tennis hoặc có thể bằng bất kỳ đồ chơi nào mà nó yêu thích. Tiếp theo, ném quả bóng cho chú chó của bạn. Nếu nó không bắt bóng, hãy nhặt nó lên và thử lại. Nếu chú chó bắt bóng, hãy khen ngợi và bấm clicker. Đừng quên kèm theo phần thưởng nữa nhé.
- Lặp lại bước 1 nhiều lần: cho đến khi chú chó bắt tốt. Bắt đầu nói “Bắt” trong khi nó đang bắt đồ vật. Bài học dạy chó bắt đồ thực sự rất đơn giản.
- Hô lệnh “Bắt”: hô lệnh và ném bóng tennis. Nếu chú chó còn nhỏ, bạn có thể lấy đồ vật khác thay thế. Lưu ý, đồ vật đó nên có độ mềm là tốt nhất. Tránh để chú chó không bị đau răng khi bắt. Nhớ khen ngợi và vuốt ve nó nếu chúng thực hiện tốt lệnh của bạn.
- Sử dụng các đối tượng khác: bóng đá, móc chìa khóa hoặc đồ chơi để cho chú chó có nhiều diễn giải: ”Bắt”. Càng thực hành nhiều chú chó sẽ bắt càng giỏi.
Khi dạy huấn luyện chó tại nhà bắt đồ vật thành công, bạn có thể thử cho chú chó bắt đĩa bay. Chú chó sẽ nhảy lên và bắt đĩa với cảm giác rất thích thú. Nó sẽ vừa được tập thể dục và vừa được chơi đùa. Bài học dạy cho bắt đồ rất tốt cho các bài nhảy sau này.
Huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ
Trước hết bạn nên chọn một vị trí cố định. Từ giờ cho tới khi trưởng thành, thì đó là chỗ mà chúng phải đi vệ sinh vào khu vực ấy. Ngoài ra bạn nên mua khay vệ sinh cho chó . Lót thêm một số tờ báo cũ khi dọn dẹp để lại một chút giấy báo ở khay. Điều này giúp nó đánh mùi và đi vệ sinh đúng chỗ. Đây cũng là một hướng dẫn huấn luyện chó tại nhà cơ bản mà bạn cần biết. Bên cạnh đó bạn cần cho chúng ăn uống khoa học và có giờ giấc. Việc này giúp bạn kiểm soát thời gian đi vệ sinh của chó con.
Khi thấy chó con đi lòng vòng và hít hà đánh hơi thì đó chính là dấu hiệu nó cần đi vệ sinh. Thường sau mỗi bữa ăn khoản 5 – 10 phút. Lúc này hãy dẫn nó tới gần khay vệ sinh. Lặp đi lặp lại nhiều lần chúng sẽ hiểu và hình thành thói quen. Mỗi lần chó con đi vệ sinh đúng chỗ nhớ vuốt ve và khen ngợi chúng nó. Rất đơn giản đúng không nào. Chỉ cần một chút thời gian ban đầu, bạn sẽ không phải lo lắng gì nữa.
Nhưng nếu như chó con đi sai chỗ quy định thì bạn nên la mắng nó ngay lúc đó. Nếu để sau lúc đó cún con sẽ không hiểu chúng làm gì sai. Nếu việc huấn luyện chó đi vệ sinh quá mất thời gian, bạn cũng có thể liên hệ với một số đia chỉ nhận huấn luyện chó tại TPHCM để được tư vấn và giúp đỡ.
Huấn luyện chó ở ngoan ngoãn trong chuồng
Những chú chó thường không thích ở trong chuồng và thường gây ra tiếng ồn mỗi khi để chúng ở trong đó. Việc giữ chó ở trong chuồng rất cần thiết nếu bạn có việc phải ra ngoài, vận chuyển cún đi xa, bản vệ cún khỏi những kẻ xấu… Chính vì vậy, cần phải dạy những chú cún con biết cách vào chuồng một cách ngoan ngoãn và yên lặng.
Việc đầu tiên của bài huấn luyện chó tại nhà này là cần phải tập cho chú cún thích nghi dần dần với chiếc chuồng. Tập luyện cho chúng từng bước một và chia thành nhiều giai đoạn nhỏ hơn tăng dần. Đầu tiên, nhốt cún con vào trong chiếc chuồng ở trong phòng cùng với gia đình. Mỗi lần chú chó bị nhốt, chờ cho tới khi nó im lặng trước khi cho nó ra ngoài. Hãy để cún trong chuồng khoảng thời gian ngắn lúc đầu. Dần dần tăng thời gian cún ở trong chuồng lên.
Khi cún con trở nên im lặng trong chuồng, bắt đầu di chuyển chuồng quanh phòng. Rồi dần tiến bước ra ngoài cánh cửa và quay trở lại phòng rồi đi khuất khỏi tầm nhìn của chú cún con. Sau cùng, hãy tránh mặt để cún quen với việc ở trong chuồng. Lặp lại việc này vài lần, cún con sẽ ý thức được phải ở trong chuồng một cách ngoan ngoãn.
Dạy chó đi cạnh chủ bằng dây dắt an toàn
Dạy chó đi cạnh chủ mỗi khi ra đường là bài học cực kỳ quan trọng và cần thiết. Nhiều chủ nhân mỗi khi dắt chó ra ngoài thường rất sợ và lo lắng. Sợ nó giật dây xích ra cắn người hoặc kéo mình ngã, cũng có khi lo nó tuột xích chạy mất… Đây là những trường hợp đã từng xảy ra. Bài học này sẽ hướng dẫn bạn cách huấn luyện chó tại nhà luôn đi thong thả ngay sát bên chân chủ. Bài tập kết hợp với việc sử Clicker.
- Khi chú chó chạy trước kéo dây, bạn lập tức dừng lại và đứng im. Cứ đứng im 1 chỗ đó đợi đến khi nó bị căng dây xích sẽ dừng lại và quay đầu về nhìn bạn. Ngay khi nó quay lại và sợi dây xích trùng xuống, bạn bấm clicker.
- Ngay khi vừa bấm Clicker, bạn tiến lại đứng cạnh cún.
- Khi bạn đứng cạnh rồi thì thưởng đồ ăn cho nó. Lúc này vị trí của bạn và của chú chó đã ở gần nhau như lúc vừa ra ngoài.
- Lặp đi lặp lại từ bước 1 – 3 nhiều lần, chú chó sẽ hiểu chỉ có ở gần chân chủ mới được thưởng. Việc chạy trước sẽ bị kéo dây và không được lợi ích gì. Lúc này bạn đã bước đầu thành công trong việc dắt chó mà nó không kéo dây xích.
- Sau 1 số lần luyện đi luyện lại, nó sẽ chỉ đi cạnh bạn để được thưởng chứ không chạy lên nữa.
Để chú chó càng ngày càng hiểu bài và để ý hướng đi của bạn hơn, thay vì đi thẳng bạn hãy kết hợp rẽ trái, rẽ phải và quay đầu lại đột ngột để nó phải đi theo. Nếu chú chó có lúc nào đó không để ý mà quay qua hướng khác, bạn hãy rẽ về hướng ngược lại hướng nó quay. Mục đích làm điều này để nó hiểu khi đi bộ với bạn, nó luôn phải quan sát chủ nhân.
Dạy chó không đuổi theo xe hơi, xe máy, xe đạp
Những chú chó thường rất hiếu động. Đặc biệt sẽ có phản ứng với những đối tượng, âm thanh hoặc chuyển động lạ. Khi chú chó của bạn nhìn thấy xe và đuổi theo thì bạn nên cầm dây xích giật lại. Đồng thời ra lệnh cho nó ” không”. Bạn nên dạy cho nó nhiều lần để quen.
Nếu chú chó của bạn vẫn tiếp tục chạy theo xe thì bạn nên nhờ một người nào đó lạ mặt ngồi trên xe, khi nó cố tình chạy theo thì dùng súng nước bắn vào mặt nó. Bạn chỉ cần làm như thế một lần thì chú chó cứng đầu của bạn sẽ không bao giờ chạy đuổi theo xe nữa.
Cách huấn luyện chó tại nhà không đuổi theo xe là một điều quan trọng. Không những an toàn cho chú chó của bạn mà còn tránh những trường hợp thú cưng của bạn làm phiền người đi đường. Hoặc bị người xấu bắt đi mất mà bạn không kiểm soát được.
Những yêu cầu khi huấn luyện chó cơ bản tại nhà
- Đảm bảo an toàn và an ninh cho chú chó. Để an toàn cho bạn và chú chó của bạn, hãy ăn mặc phù hợp với bài tập.
- Cung cấp thức ăn, nước uống và chỗ ở khi thực hiện các bài huấn luyện chó tại nhà.
- Chỉ nên dùng thức ăn để củng cố các hành vi, không nên dùng nó để kiểm soát hành vi của chú cho như một thứ mệnh lệnh.
- Không gọi tên chú chó theo kiểu cằn nhằn. Tên chú chó luôn có nghĩa là một cái gì đó tốt đẹp.
- Kết thúc buổi huấn luyện chó tại nhà với một vài thứ mà chú chó thích thú, kết thúc một cách vui vẻ.
- Việc huan luyen cho tại nhà phải được tập luyện thường xuyên.
- Thời gian huấn luyện chó tại nhà vào khoản 15 phút mỗi lần, 2 lần mỗi ngày cho chó từ 8 tháng tuổi trở lên. Tập 5 phút mỗi lần, 3 lần một ngày cho chó dưới 4 tháng tuổi và từ 5 -1 5 phút (khoảng 10 phút) mỗi lần và từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Việc nhắc lại các bài tập là một phần lớn của quá trình huấn luyện chó tại nhà.
- Bạn có nhiệm vụ phải làm cho chú chó của bạn thích thú được giao tiếp với các con vật khác, hoặc với mọi người trong nhà.
Sử dụng mệnh lệnh khi huấn luyện chó cơ bản tại nhà
- Có mục tiêu cụ thể cho mỗi bài huấn luyện chó tại nhà.
- Đừng ra nhiều mệnh lệnh cho chú chó trong 1 lần (các mệnh lệnh khác nhau hoặc phức tạp thường không phù hợp).
- Các mệnh lệnh điều chỉnh phải ngắn gọn, có uy lực và rõ ràng.
- Đặt tên cho các loại hành vi và có sự kiểm soát các hành vi đó, bổ sung bằng từ ngữ khi huấn luyện hành động của con chó.
- Không nên có nhiều hơn một người ra lệnh cho chú chó.
- Đưa những từ “Tốt” và “Không” vào từ điển hàng ngày khi huấn luyện chó tại nhà.
- Tất cả mọi người trong nhà đều phải quản lý và dạy dỗ chúng theo một cách, sử dụng các mệnh lệnh giống nhau. Đó cũng là một yêu cầu của sự thống nhất.
- Dùng khẩu lệnh không thường là chưa đủ, bạn nên sử dụng khẩu lệnh kèm theo thủ lệnh (ký hiệu bằng tay).
- Chú chó của bạn sẽ dễ dàng nhận ra các cách bạn sử dụng giọng nói. Âm vực nói ảnh hưởng rất mạnh đến việc ra lệnh, khen thưởng hoặc quát tháo.
- Nếu bạn muốn chú chó nghe lời, đừng nói quá nhiều.
Tập luyện khoa học, đúng cách
- Dành thời gian hợp lý cho chú chó.
- Xây dựng các mối quan hệ xã hội cho chú chó của bạn.
- Tập luyện đúng cách. Mỗi lần chỉ dạy một hành động cho chú chó.
- Khi đi dạo với chú chó và dây dắt, hãy để xích lỏng một chút. Xích chặt có thể sinh ra tức ngực và hậu quả là chú chó sẽ học cách kéo bạn đi.
- Tạo ra các mục tiêu, các điểm hấp dấn làm cho chú chó chú ý hơn khi huấn luyện chó tại nhà.
- Việc cho chú chó hoà nhập trong 4 tháng đầu tiên có giá trị rất quan trọng. Nó sẽ giúp chú chó thân thiện, vui vẻ hơn và tránh được các vấn đề liên quan đến tính hung dữ của chúng.
- Khen “Tốt” cùng với thức ăn, đồ chơi, lời khen. Chỉ khen trước khi cho chó ăn hoặc trong khi cho thức ăn vào mồm chó. Không khen sau khi chúng đã ngậm được thức ăn.
- Không tập luyện sau khi ăn. Cho chó đi vệ sinh trước khi huấn luyện chó tại nhà.
- Tìm hiểu về hành vi của từng giống chó bạn muốn huấn luyện chó tại nhà.
- Chú chó của bạn cần phải hoàn toàn tin cậy vào bạn.
Bài viết trên đây là tất cả những bài huấn luyện chó cơ bản tại nhà và những điều cần lưu ý. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn và cún cưng. Chúc bạn thành công!
Hiện tại Trung Tâm trung Đức có bán chó Becgie Đức, bán chó Rottweiler, bán chó Malinois, bán chó Doberman, …. thuần chủng với giá rẻ. Chúng tôi có bán chó con và chó đã qua huấn luyện. Nếu quý khách muốn sở hửu 1 chú chó thì hãy liên hệ tại Hotline: 0981 04 06 07 – 0965 89 82 85 – 0283 620 2629 để biết chi tiết về giá bán.
Tham khảo tại: https://pfmpyemen.org/cach-huan-luyen-cho-co-ban-thanh-cong-tai-nha/